Nghiên cứu về dạng vaccine mới này được thực hiện nhằm đáp lại những lo ngại rằng loại vaccine ban đầu không ngăn ngừa được sự lây nhiễm của biến thể coronavirus, cho dù vaccine vẫn đang hiệu quả trong việc giảm nguy cơ nhập viện và tử vong, đặc biệt là đối với những người được tiêm nhắc lại.
Biến thể Omicron có một loạt các đột biến khiến các kháng thể được tạo ra chống lại dạng ban đầu của virus, vốn là loại được tạo ra bởi vaccine, trở nên khó khăn hơn. Do đó, các nhà khoa học hy vọng có thể nghiên cứu tạo ra một dạng vaccine đặc hiệu Omicron, có thể thúc đẩy cơ thể sản sinh ra kháng thể đặc hiệu cho biến thể Omicron nhằm cung cấp khả năng bảo vệ lâu dài hơn chống lại nhiễm trùng, bệnh nhẹ và các trường hợp nghiêm trọng của COVID-19.
Nghiên cứu thử nghiệm vaccine đặc hiệu Omicron được thực hiện ở quy mô trên 1.420 tình nguyện viên. Theo đó, những tình nguyện viên đã tiêm hai liều vaccine gốc sẽ được tiêm thêm một hoặc hai liều vaccine đặc hiệu Omicron.
Những người đã tiêm ba liều ban đầu sẽ được tiêm thêm một liều ban đầu hoặc một liều tiêm Omicron. Và nhóm thứ ba – gồm những người chưa bao giờ được chủng ngừa – sẽ được tiêm ba liều vaccine đặc hiệu Omicron.
“Nghiên cứu này là một phần trong phương pháp tiếp cận dựa trên khoa học của chúng tôi nhằm phát triển một loại vaccine dựa trên biến thể đạt được mức độ bảo vệ chống lại Omicron tương tự như với các biến thể trước đó nhưng với thời gian bảo vệ lâu hơn” – ông Ugur Sahin, Giám đốc điều hành và đồng sáng lập BioNTech tuyên bố.
Kết quả bước đầu của nghiên cứu dự kiến hoàn tất trong nửa đầu năm nay. Albert Bourla – Giám đốc điều hành Pfizer – cho biết họ có thể yêu cầu các cơ quan quản lý của Mỹ cấp phép và bắt đầu phân phối phiên bản mới của vaccine vào tháng 3 nếu nó được chứng minh là an toàn.
Nếu cần thiết, liên doanh Pfizer/BioNTech có thể sản xuất 4 tỷ liều vaccine trong năm nay.
Bài viết liên quan: